3 dấu hiệu nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ lưu ý nhé
Đối với trẻ nhỏ, ngoài sức đề kháng yếu hay gặp phải những bệnh cảm, sốt và ho. Thì vấn đề về tiêu hóa cũng là tình trạng thường gặp. Trẻ ăn không tiêu và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy. Có phải là do bị rối loạn tiêu hóa hay không? Mọi thắc mắc về dấu hiệu nhận biết và bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ phải làm sao? Sẽ được bật mí qua bài viết sau đây.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?
Rối loạn tiêu hóa chính là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, điều này gây nên những cơn đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn ở trẻ.
Căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện, sẽ làm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và cả trí não và suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, khi lớn trẻ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân từ môi trường gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác.
Những dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ có một số biểu hiện như sau:’
Hay nôn trớ
Ngoài nôn trớ sinh lý mà các trẻ sơ sinh thường gặp, thì các dị dạng đường tiêu hóa như teo tắc ruột, teo thực quản, phình đại tràng bẩm sinh,… Cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu điều trị không kịp thời trẻ có thể bị tử vong.
Tiêu chảy
Đây là biểu hiện thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này khiến trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 14 ngày, bé mệt mỏi, kém ăn, đột ngột nôn trớ. Ngoài ra, trẻ có thể bị trướng bụng, sốt, phân có chất nhầy, có máu,…
Táo bón
Trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2 – 3 ngày mới đi một lần, phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to, rắn, bụng bị cứng, có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được,… Hậu quả của táo bón là khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.
Xem thêm: STRESS TRONG ĐẠI DỊCH, CÁCH GIẢM STRESS HIỆU QUẢ NHẤT
Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ phải làm sao?
Chế độ dinh dưỡng
Nên cho bé ăn những món đã được nấu chín kỹ, tránh ăn thực phẩm còn tươi sống, dễ nhiễm ký sinh trùng. Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đạm gây khó tiêu hóa.
Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, để trẻ có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Tránh cho bé ngậm, mút tay và đưa đồ chơi không sạch vào miệng. Rửa tay cho bé thường xuyên hoặc sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh…Vệ sinh đồ chơi cho trẻ khoảng 2 lần/tuần. Người lớn hay tiếp xúc với trẻ thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
{{https://namnguyenduoc.vn/products/goi-chuom-nong-ngai-cuu}}
Bổ sung các men tiêu hóa
Men vi sinh là các chế phẩm chứa vi sinh vật có ích, khi bổ sung vào đường ruột sẽ giúp ức chế các loài vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó sẽ tăng cân tốt hơn, hết biếng ăn, chậm lớn.
Xem thêm : Bé 15 tháng bị táo bón lâu ngày, chậm tăng cân mẹ nên làm gì
Bài viết là những bật mí các cách hay cho mẹ áp dụng khi con bị rối loạn tiêu hóa. Chúc mọi người áp dụng thành công và hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: