Nguyên nhân và cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Trẻ nhỏ khi mới tập nói, đây là giai đoạn trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Có thể bắt chước các âm thanh mà trẻ nghe được. Tuy nhiên, có một vài trường hợp trẻ bị nói lắp và ngọng. Nhiều phụ huynh xem đây là sự đáng yêu ở trẻ, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể trẻ đang mắc bệnh rối loạn ngôn ngữ. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về vấn đề trẻ bị rối loạn ngôn ngữ do đâu?
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?
Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của bản thân cũng như hiểu những gì người khác đang nói. Bệnh xảy ra ở 10 – 15% trẻ dưới 3 tuổi nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân tới tuổi trưởng thành mới được chẩn đoán bệnh.
Nguyên nhân chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
- Tổn thương não do tai nạn, đột quỵ hoặc dị tật bẩm sinh.
- Trẻ gặp phải các vấn đề về thính lực cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ.
- Hở hàm ếch là tình trạng mà trẻ có một khe nứt rộng giữa hai bờ môi. Đây là một dị tật bẩm sinh có thể gây trở ngại cho việc không khí đi qua cổ họng, mũi và miệng.
- Răng mọc không ngay ngắn cũng là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.
- Đối với trẻ bị bại não sẽ bị rối loạn ngôn ngữ bẩm sinh.
- Hội chứng Fragile X (FXS) là một rối loạn di truyền gây ra các khuyết tật về phát triển và trí tuệ ở trẻ nhỏ. Bạn có thể thấy các triệu chứng như khuôn mặt bị kéo dài, tai, trán và cằm bị nhô ra; nói lắp.
Xem thêm: 6 TÁC DỤNG KHI UỐNG NƯỚC VO GẠO KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Cách khắc phục rối loạn ngôn ngữ
Xây dựng vốn từ cho bé
Xây dựng vốn từ cho bé bằng cách đơn giản mà hiệu quả. Ví dụ như hằng ngày cùng bé đi dạo quanh tìm tòi và quan sát, vui chơi với nhiều bạn bè. Giúp bé lắng nghe và có thể học hỏi được rất nhiều từ ngữ mới, ngoài ra còn kích thích khả năng vận động cho trẻ.
Diễn đạt mọi thứ bằng lời nói
Thay vì thông thường, ba mẹ chỉ làm mọi việc để bé quan sát và làm theo. Còn đối với các bé bị rối loạn ngôn ngữ, thì phụ huynh nên vừa làm vừa giải thích để các bé hiểu và có thể cải thiện được chứng bệnh của bản thân.
Cùng con đọc sách
Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy cùng bé đọc một cuốn sách. Điều này giúp trẻ làm quen với các từ mới, những vần điệu mới, để trẻ hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói. Và tạo ra được một thói quen cho bé đọc sách cho hàng ngày.
{{https://namnguyenduoc.vn/products/goi-chuom-nong-que}}
Âm ngữ trị liệu
Đây là một phương pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ rối loạn của từng trẻ. Quá trình trị liệu sớm sẽ có tỷ lệ cải thiện tình trạng cao hơn.
Xem thêm: TOP NHỮNG MÁY LỌC NƯỚC SIÊU NHỎ GỌN, TIỆN LỢI ĐÁNG MUA NHẤT
Cách phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Thời gian trẻ dưới 3 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu hình thành khả năng ngôn ngữ của mình. Vì thế, ba mẹ nên thường xuyên nói chuyện vài giải thích cho trẻ về những sự việc xung quanh. Cho trẻ giao tiếp và đến những nơi đông người để trẻ tiếp thu được nhiều ngôn ngữ đa dạng hơn.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về trẻ bị rối loạn ngôn ngữ do đâu. Các phụ huynh nên chú ý và điều trị sớm cho trẻ để cải thiện tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: