Công dụng tuyệt vời của ngải cứu đối với đời sống
Ngải cứu vừa là cây rau vừa là cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình ở Việt Nam, với cách sử dụng đơn giản, hiệu quả mà chi phí thấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng của loại cây này. Ăn rau ngải cứu có tác dụng gì, ăn rau ngải cứu có tốt không? Sau đây hãy cùng với botchumngay.vn tìm hiểu về những công dụng tuyệt vời của ngải cứu đối với đời sống trong bài viết dưới dây nhé!
Tổng quan về cây ngải cứu
Ngải cứu là một cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 0,4–1m. Thân cành mọc xum xê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le, chẻ lông chim. Mặt trên lá màu xanh lục sẫm, nhẵn hoặc có ít lông trong khi mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm kép, màu vàng lục nhạt. Quả bè, thuôn nhỏ, không có túm lông. Toàn cây có mùi thơm hơi hắc. Mùa hoa quả vào tháng 10–12.
Cây ngải cứu là một loại cây rất quen thuộc đối với người Việt Nam
Ở Việt Nam, ngải cứu đã được trồng nhiều trong đời sống từ Nam đến Bắc. Cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng, thường được trồng trong các vườn gia đình hay vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. Mùa sinh trưởng mạnh là khoảng xuân – hè, về mùa đông phần thân và cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần.
Bộ phận dùng
Người ta thường thu hái phần trên mặt đất khi cây có hoa, có thể dùng tươi hay phơi khô trong râm.
Đôi khi, lá ngải còn được chế biến theo nhiều cách khác nhau, như:
Ngải diệp sao: Dùng lửa nhỏ, sao lá ngải cho khô, hơi vàng.
Ngải diệp sao cháy: Lấy lá ngải cho vào nồi, sao cho đến khi có màu đen, vẩy ít nước để trừ hỏa độc.
Ngải diệp chích mật: Lá ngải 10kg, mật ong 2kg. Đem mật ong pha loãng, đun sôi rồi cho lá ngải vào đảo đều đến khi khô vàng, sờ không dính tay là được.
Ngải diệp chích giấm: Lá ngải 10kg, giấm 1,2kg. Trộn đều lá ngải với giảm để 30 phút. Sao đến khô khi dược liệu có màu đen.
Ngải diệp chích rượu: Lá ngải 10kg, rượu 1,5–2kg. Trộn đều rồi sao cho đến khô đen hoặc sao lá ngải cho đen rồi phun rượu vào, vẩy ít nước để trừ hỏa độc.
Các hợp chất có trong ngải cứu và đặc tính hóa học của chúng
Ngải cứu thường được chiết xuất hoặc sử dụng để chế biến trà. Dầu ngải cứu cũng được tạo ra từ thân và lá ngải cứu, trong khi sử dụng với mục đích chiết xuất hoặc hòa với cồn có thể sử dụng toàn bộ thành phần của cây.
Những sản phẩm này chứa ít năng lượng, vitamin hoặc khoáng chất nhưng chứa một lượng lớn hợp chất từ cây, một hợp chất hóa học nổi tiếng có trong ngải cứu được biết đến là Thujone.
Hợp chất này có hai dạng là alpha thujone và beta-thujone, chúng khác nhau ở mức độ phân tử. Mặc dù những sự khác nhau này rất ít nhưng mang lại những ý nghĩa khác nhau. Alpha thujone có nhiều độc tính hơn và nó cũng là thành phần chính có trong ngải cứu.
Ngải cứu có nhiều hoạt chất tốt có tác dụng tốt cho sức khỏe
Thujone có tác dụng kích thích não bộ thông qua ức chế gamma aminobutyric (GABA), đây là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương.
Mặc dù phức hợp này có nhiều lợi ích khác nhau nhưng khi hấp thụ một lượng lớn thujone sẽ gây độc và thường gây ra các triệu chứng động kinh và thậm chí có thể tử vong.
Tóm lại, ngải cứu là một loại thảo dược quý giá có chứa thujone mang lại nhiều lợi ích nhưng có thể gây độc nếu sử dụng quá mức.
Lợi ích và công dụng của ngải cứu
Ngoài việc được sử dụng để sản xuất rượu absinthe và các sản phẩm khác, ngải cứu cũng có nhiều ứng dụng trong thực hành y khoa ở các quốc gia ngoài châu Âu, ví dụ như nền y học cổ truyền Trung Hoa.
Mặc dù tác dụng phụ phổ biến của rượu ngải cứu gây nên ảo giác, mất ngủ và co giật nhưng ngải cứu không được xem là một chất gây ảo giác. Vì khi uống một lượng lớn rượu có chứa thujone, những triệu chứng này có thể do một phần tác dụng của rượu gây nên. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh nguyên nhân của các triệu chứng này là do rượu hay do ngải cứu có trong rượu. Vì vậy, những triệu chứng này chỉ có giá trị lịch sử và chưa được chứng minh rõ ràng.
Tác dụng giảm đau
Ngải cứu được ứng dụng từ lâu trong việc giảm đau và có đặc tính kháng viêm, được sử dụng trong giảm đau các bệnh lý viêm xương khớp.
Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 90 người trường thành có viêm khớp gối, bệnh nhân được thoa thuốc mỡ ngải cứu 3% trong 3 lần mỗi ngày giúp cải thiện mức độ đau và chức năng vận động. Trong khi những người không điều trị, mức độ đau và cứng khớp không giảm.
Ngải cứu được cho là có tác dụng giảm đau khá hiệu quả
Cần lưu ý rằng bản thân cây ngải cứu không nên bôi trực tiếp lên da vì nồng độ các hợp chất quá cao có thể gây nên tình trạng bỏng da.
Hiện nay, vẫn chưa đủ bằng chứng để chứng minh liệu trà và ngải cứu chiết xuất có tác dụng giảm đau.
Tác dụng chống nhiễm ký sinh trùng
Ngải cứu cũng có tác dụng điều trị nhiễm giun đường tiêu hóa từ thời Ai Cập cổ đại. Đặc tính chống lại ký sinh trùng này được xem như là một tác dụng của thujone. Tuy nhiên, những bằng chứng về tác dụng đặc hiệu này vẫn chỉ mang tính chất lịch sử.
Đáng chú ý, các nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy loại thảo dược này có thể chống lại sán dây và một số loại ký sinh trùng khác mặc dù các nghiên cứu này có thể không được áp dụng trên người. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá tác dụng này của ngải cứu.
Đặc tính chống oxy hóa
Ngoài thujone, ngải cứu cũng có chứa một hợp chất đang chú ý khác là chamazulene. Tác dụng của chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóa và chúng có nồng độ cao nhất trong giai đoạn trước khi ra hoa.
Trong ngải cứu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có thể chống lại các tác nhân gây ung thư
Các chất chống oxy hóa như chamazulene có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, đây có thể là nguyên nhân đưa đến ung thư, các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer và một số bệnh lý khác.
Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu về các đặc tính của hợp chất này.
Tác dụng chống viêm
Artemisinin là một hợp chất khác được tìm thấy trong cây ngải cứu có tác dụng kháng viêm. Phản ứng viêm kéo dài thường có liên quan đến một số bệnh mãn tính của cơ thể.
Artemisinin có tác dụng ức chế các cytokine, đây là những protein được tiết ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể thúc đẩy quá trình viêm.
Những nghiên cứu cho thấy ngải cứu có thể giúp làm giảm nhẹ bệnh Crohn. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng viêm đường tiêu hóa. Những triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy, mệt mỏi, đau bụng hoặc các vấn đề ở đường tiêu hóa khác.
Các vết viêm sẽ thuyên giảm khi bạn sử dụng ngải cứu để điều trị
Trong một nghiên cứu trên 40 người trưởng thành có tình trạng này, những bệnh nhân sử dụng thực phẩm chức năng chứa 500mg ngải cứu 3 lần mỗi ngày làm giảm triệu chứng và giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng viêm steroid sau 8 tuần khi so sánh với nhóm sử dụng giả dược. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả này.
Tóm lại, ngải cứu có nhiều lợi ích như giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa và ký sinh trùng. Tuy nhiên những lợi ích này cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học.
Phòng ung thư
Ngải cứu có thể chống lại một số dòng tế bào ung thư đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn thiếu để hỗ trợ sử dụng ngải cứu trong điều trị ung thư hoặc dự phòng.
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu còn giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suông sẻ hơn, các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt không điều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước và uống như trà mỗi ngày trong 1 tuần trước kì kinh nguyệt. Điều hòa kinh nguyệt là tính năng nổi bật của cây ngải cứu, hoặc có thể chế biến các món ăn như canh ngải cứu thịt nạc, lá ngải cứu xào… để dễ sử dụng, giảm mùi hăng.
Ngải cứu sẽ giúp cho kỳ kinh nguyệt của bạn nhẹ nhàng và đều đặn hơn
Cách dùng cụ thể như sau, trước khi hành kinh khoảng 1 tuần, bạn nên dùng ngải cứu khoảng 6 – 12gram hãm với nước sôi thành trà hoặc sắc thành nước để uống. Nước sắc nên uống ngày 3 lần, uống dưới dạng bột từ 5 – 10 gram hoặc uống dưới dạng cao đặc thì chỉ nên dùng 1 – 4 gram.
Trong trường hợp nếu kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị rối loạn thì bạn nên dùng ngải cứu khô (10gram) sắc với nước (200ml) để cô đọng chỉ còn khoảng 100ml. Bạn có thể thêm đường cho dễ uống và dùng ngày 2 lần. Tăng đôi liều lượng để giảm nhanh đau bụng kinh nguyệt, sau 1 đến 2 ngày thì dùng liều lượng ít đi.
Chữa suy nhược cơ thể
Món gà hầm ngải cứu có thể bổ sung dưỡng chất cho những ai bị suy nhược cơ thể.
Giảm mỡ bụng
Bạn có thể rang ngải cứu với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Cách này có thể giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón và chữa đau lưng.
Sử dụng ngải cứu để chườm lên bụng sẽ giúp mỡ bụng tiêu tan nhanh chóng
Vị thuốc này có thể được dùng cho nhiều mục đích khác theo chỉ định của thầy thuốc.
Chữa động thai đau bụng, dọa sảy thai
Lá ngải cứu tươi 8g nhỏ chế nước vào vắt lấy 2 chén hòa với một chén mật ong đun sôi, rồi cắt 10g da trâu hòa loãng để uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa trúng hàn thấp đau vùng tim, bụng đau lan ra hông sườn
Lấy lá ngải cứu và quế, gừng khô đều khoảng 8g, gừng sống 3 lát sau đó sắc uống nóng (Tuệ tĩnh)
Chữa đau bụng do giun
Dùng lá ngải cứu tươi 8g giã nhỏ, chế nước sôi vào vắt lấy 1 chén to, uống vào lúc sáng sớm, sau khi đã cho ăn một miếng thịt nướng, uống thuốc vài giờ sau đi ngoài thì giun ra (Nam dược thần hiệu).
Chữa đau đầu: Ngải cứu kết hợp với lá cây khuynh diệp giúp giảm đau đầu nhanh chóng, đặc biệt là rất an toàn cho các bà bầu.
Chữa bệnh ho, các bệnh hô hấp
Đối với những người bị ho, cảm cúm sử dụng bài thuốc dưới đây sẽ giảm bớt tình trạng mệt mỏi do những cơn ho, đau cổ họng, đau đầu gây ra.
Dùng ngải cứu để xông có thể giúp cho các triệu chứng ho thuyên giảm vô cùng hiệu quả
Cách làm: Chuẩn bị lá bưởi, lá khuynh diệp (lá chanh, hoặc quýt) mỗi loại 100g, lá ngải cứu 100g nấu với 2 lít nước lọc sạch trong vòng 20 phút sau đó xông trong vòng 15 phút.
Xông hỗn hợp lá ngải cứu với lá bưởi, lá sả giúp các bệnh hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi nhanh khỏi hơn.
Chữa kém ăn, cơ thể suy nhược
Lá ngải cứu còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược giúp bạn ăn ngon, ngủ sâu, việc hấp thụ dinh dưỡng cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể dụng khoảng 250gram ngải cứu kết hợp với 10gram đinh quy, 20gram câu kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150gram), 2 quả lê… cùng ½ lít nước, thêm các gia vị vừa ăn.
Sau đó, đun đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa dần và hầm đến khi còn ít nước, khoảng 250ml nước. Bài thuốc này bạn nên chia thành 5 lần ăn trong ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tuần để mang lại hiệu quả cao.
Cầm máu
Thói quen của ông bà xưa là khi bị đứt tay sẽ chạy ra vườn hái một vài lá ngải cứu vò nát đắp vào vết thương, sở dĩ làm được điều này là vì flavonoid một loại polyphenol trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh, chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.
Ngải cứu được dân gian truyền lại là cầm máu rất hiệu quả và an toàn cho sức khỏe
Trị mụn nhọt
Tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn trong việc cầm máu, lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này. Ngoài trị mụn, việc dùng mặt nạ ngải còn giúp trắng da, trị mẩn ngứa.
Trị rôm sảy trên da trẻ em
Hiện tượng ngứa ngáy, rôm sảy ở trẻ em cũng có thể dứt điểm nếu bạn giã nát lá ngải cứu vắt lấy nước rồi pha với nước tắm cho trẻ sẽ giúp giảm bớt triệu chứng này. Nhờ vào khả năng sát khuẩn của lá ngải cứu.
Trị đau buốt nhức khớp xương, thần kinh tọa
Để chữa các vấn đề đau nhức xương, bạn có thể dùng khoảng 300gram ngải cứu giã nát, cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong rồi vắt lấy nước để uống. Dùng nước này uống trong 2 bữa trưa và chiều, dùng liên tục trong khoảng 2 tuần.
Dùng nước ngải cứu có thể giúp cho những người đau buốt nhức xương khớp giảm đau rất tốt
Kích thích ăn ngon
Trong lá ngải cứu có andenin và cholin cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất, kích thích ăn ngon. Giảm tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ và giúp ngon miệng ở người già.
Bổ máu và giúp lưu thông máu
Với công dụng này nên chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin, cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch.
Trong nước ngải cứu chứa nhiều hoạt chất giúp khí huyết lưu thông và tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài ra, bạn có thể dùng ngải cứu để chế biến món ăn như món trứng rán ngải cứu bổ sung vào thực đơn ăn để tăng cường lưu thông máu đến não.
Chữa đau thắt lưng
Rang ngải cứu với muối cho nóng, rồi bọc hỗn hợp này đắp lên lưng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nên đắp vào lúc còn ấm nóng để đạt hiệu quả cao, nhưng bạn cần chú ý đừng để bỏng da nhé.
Cách dùng ngải cứu
Ngoài việc dùng kết hợp nó với các vị thuốc khác như trong các bài thuốc trên thì cũng còn rất nhiều cách dùng khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Dưới đây là một vài cách dùng ngải cứu được sử dụng khá phổ biến hiện nay, mời các bạn tham khảo:
Sắc ngải cứu uống
- Lấy khoảng 30 – 50g ngải cứu khô, rửa qua bằng nước sạch.
- Sau đó, sao vàng hạ thổ rồi sắc với 1 lít nước
- Sắc với lửa nhỏ đến khi cạn còn 500ml thì tắt bếp rồi chia ra sử dụng trong ngày, uống đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngải cứu rang muối
Ngải cứu rang muối là phương pháp thường được dùng để giảm mỡ bụng, cải thiện vòng 2. Đầu tiên, rang muối hột cùng ngải cứu cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho hỗn hợp này vào túi vải rồi chườm lên bụng, thực hiện 2 lần/ ngày. Kiên trì thực hiện cho đến khi vòng eo được cải thiện.
Cách làm trứng chiên ngải cứu
Trứng chiên ngải cứu là món ăn khá phổ biến trong dân gian, dùng để bổi bổ cơ thể, lưu thông máu lên não. Đầu tiên, trộn hỗn hợp gồm 2 quả trứng gà cùng 100g ngải cứu cắt nhỏ, sau đó cho gia vị vừa ăn vào đánh đều hỗn hợp. Tiếp đến cho dầu vào chảo nóng rồi đổ hỗn hợp trên vào, đợi chín là được.
Tác dụng phụ
Dị ứng
Ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với họ thực vật Asteraceae hay Compositae. Các thành viên của họ thực vật Asteraceae bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác.
Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt. Một số nguồn thông tin cho rằng vị thuốc này có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hạt phỉ, ô liu, cao su, đào, kiwi và các cây khác từ chi Artemisia.
Bạn nên cân nhắc sử dụng các loại thảo mộc khác thay thế cho ngải cứu nếu bạn bị dị ứng
Phấn hoa ngải cứu có thể gây phản ứng ở những người dị ứng với thuốc lá.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây ngải cứu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
- Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
- Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng ngải cứu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Ngải cứu có thể tương tác với những gì?
Ngải cứu có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.
Tuy công dụng của lá ngải cứu rất lớn nhưng bên cạnh đó vẫn tìm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe, ghi nhớ các lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe:
Lá ngải cứu có thể gây ra các thương tổn thần kinh
Ngải cứu có tác dụng giảm đau nên sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, gây hung phấn quá mức, có thể dẫn đến co giật. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 lần một tuần, khi không có triệu chứng bệnh không nên sử dụng, càng không dùng để nấu nước pha trà uống hằng ngày khi không điều trị bệnh lý nào liên quan.
Đối với thai phụ
Không uống, ăn món ăn nào từ lá ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kì. Vì trong thời gian này không sử dụng bất kì dược liệu nào.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Khi ruột bị tổn thương, sử dụng ngải cứu sẽ làm khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột. Vì ngải cứu còn có tính năng lợi tiểu, giúp đi tiểu nhiều.
Hi vọng những thông tin bổ ích ở trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về ngải cứu và cách sử dụng thảo dược này làm sao để đạt hiệu quả nhất, phòng tránh những rủi ro không đáng có. Chúc các bạn mạnh khỏe!
Xem thêm các bài viết liên quan: